RECOFTC Việt Nam
Tin tức

Hội thảo "Tham vấn Thông tư quy định về Quản lý rừng bền vững”: Hoàn thiện các Phương án QLRBV nhằm đáp ứng yêu cầu mới

Sau gần 2 năm thực hiện, RECOFTC đã rà soát một số chính sách quan trọng liên quan trực tiếp đến tiến trình QLRBV và CCR của Việt Nam như Thông tư 38 về “Hướng dẫn phương án QLRBV”, Quyết định của Tổng cục Lâm nghiệp về Kế hoạch hành động QLRBV và CCR giai đoạn 2015-2020, Quyết định của Tổng cục Lâm nghiệp về Đề án QLRBV và CCR giai đoạn 2016-2020, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020.

Dự án “Quản lý rừng bền vững và Thương mại lâm sản có trách nhiệm” (viết tắt là RAFT 3) được thực hiện bởi các đối tác Tổng cục Lâm nghiệp (Vụ Phát triển Sản xuất Lâm nghiệp), WWF-Việt Nam, RECOFTC-Văn phòng Quốc gia Việt Nam, Tổ chức TRAFFIC International tại Việt Nam trong thời gian từ tháng 2 năm 2016 đến tháng 11 năm 2018. Hướng tới mục tiêu chung là Thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế và Tăng cường thực hiện thương mại gỗ hợp pháp và có trách nhiệm của dự án, hợp phần của RECOFTC gồm rà soát các chính sách hiện hành về quản lý rừng bền vững (QLRBV) ở Việt Nam và hỗ trợ xây dựng chính sách về QLRBV.

Rà soát và xây dựng chính sách về QLRBV đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy QLRBV ở Việt Nam
Rà soát và xây dựng chính sách về QLRBV đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy QLRBV ở Việt Nam
 

Sau gần 2 năm thực hiện, RECOFTC đã rà soát một số chính sách quan trọng liên quan trực tiếp đến tiến trình QLRBV và CCR của Việt Nam như Thông tư 38 về “Hướng dẫn phương án QLRBV”, Quyết định của Tổng cục Lâm nghiệp về Kế hoạch hành động QLRBV và CCR giai đoạn 2015-2020, Quyết định của Tổng cục Lâm nghiệp về Đề án QLRBV và CCR giai đoạn 2016-2020, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Quá trình rà soát và đánh giá các chính sách cho thấy trong bối cảnh quốc gia và quốc tế hiện nay về QLRBV, rất cần xây dựng Thông tư mới thay thế Thông tư 38.

Trên cơ sở này, Thông tư quy định về Quản lý rừng bền vững đã được Vụ Phát triển Sản xuất Lâm nghiệp soạn thảo dưới sự hỗ trợ của RECOFTC, kế thừa những thành quả của Thông tư 38 và bổ sung các điểm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Từ giữa năm 2017, Vụ Phát triển Sản xuất Lâm nghiệp và RECOFTC đã khảo sát hiện trường tại một số tỉnh thí điểm áp dụng Thông tư 38 về QLRBV. Trên cơ sở này, Thông tư quy định về Quản lý rừng bền vững đã được Vụ Phát triển Sản xuất Lâm nghiệp soạn thảo dưới sự hỗ trợ của RECOFTC, kế thừa những thành quả của Thông tư 38 và bổ sung các điểm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Hoi thao lam viec
Các đại biểu địa phương cung cấp nhiều thông tin đầu vào cho Thông tư
 

Ngày 22 tháng 6 năm 2018, tại Đà Nẵng, RECOFTC – Trung tâm vì Con người và Rừng phối hợp với Tổng Cục Lâm nghiệp (Vụ Phát triển Quản lý Lâm nghiệp) đã tổ chức Hội thảo "Tham vấn Thông tư quy định về Quản lý rừng bền vững”. Tham gia Hội thảo gồm có đại diện từ các đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh; đại diện doanh nghiệp trồng rừng, và nhóm hộ, cá nhân cùng một số Tổ chức PCP liên quan.

Tại Hội thảo, kết quả thực hiện Thông thư 38 đã được đại diện Tổng cục Lâm nghiệp trình bày tóm tắt trong đó đề cập đến một số điểm cần xem xét chỉnh sửa như trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án chưa rõ, khó thực hiện; Hiệu lực thi hành thấp, không quy định bắt buộc phải thực hiện; Công tác kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm sát sao…

Các nội dung chính của Thông tư quy định về Quản lý rừng bền vững cũng được trình bày tại Hội thảo. Trong đó, Thông tư mới đã phân tách rõ ràng nội dung Phương án QLRBV đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Thông tư mới cũng bao gồm nội dung phương án QLRBV đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, nhóm hộ và Phương án QLRBV đối với chủ rừng quản lý từ hai loại rừng trở lên. Ngoài ra, Thông tư cũng bao gồm hướng dẫn cụ thể về trình tự xây dựng, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Phương án QLRBV.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau Hội thảo
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau Hội thảo
 


Các nội dung của Thông tư là trọng tâm thảo luận vào buổi chiều cùng ngày. Các đại biểu địa phương từ Công ty lâm nghiệp và nhóm hộ gia đình – những người trực tiếp làm việc với rừng và tham gia quy trình QLRBV đã đưa ra những ý kiến đóng góp quan trọng nhằm hoàn thiện Thông tư. Các ý kiến đóng góp đặc biệt tập trung vào các Phương án QLRBV đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, nhóm hộ và Phương án QLRBV đối với chủ rừng quản lý từ hai loại rừng trở lên; đơn giản hóa và thống nhất Hội đồng thẩm định rừng trên quy mô toàn tỉnh.

Sau Hội thảo Tham vấn, Dự thảo Thông tư sẽ tiếp tục lấy ý kiến đóng góp toàn quốc trong 60 ngày để lấy thông tin đầu vào nhằm hoàn thiện Thông tư. Dự kiến, Thông tư sẽ được đưa vào thực hiện từ 1/1/2019.